Những ngày này VPS không còn là dịch vụ xa xỉ nữa. Có rất nhiều dịch VPS giá rẻ với giá 5$/tháng cho bạn lựa chọn. Trong bài viết ngày hôm n...
Những ngày này VPS không còn là dịch vụ xa xỉ nữa.
Có rất nhiều dịch VPS giá rẻ với giá 5$/tháng cho bạn lựa chọn.
Trong bài viết ngày hôm nay mình chia sẻ cách mình chuyển website từ shared host sang VPS cài VPSSIM.
Mình thấy cách làm này khá nhanh chóng và phù hợp với những người mới làm quen VPS như mình. Vì cách này ít phải thao tác dòng lệnh.
Nếu bạn có cách nào nhanh hơn và mà cũng ít thao tác với dòng lệnh có thể chia sẻ thêm bên dưới.
Bài hướng dẫn này mình không đi quá sâu chi tiết vì mình nghĩ bạn đã quen với hosting. Mình chỉ liệt kê những bước bạn cần làm.
Nếu phần nào không rõ ràng bạn có thể comment thêm bên dưới.
Bây giờ chúng ta cùng bắt tay vào chuyển host sang VPS.
Bước 1: Chuẩn bị VPS
Đầu tiên bạn cần tạo VPS và cài đặt VPSSIM. Ví dụ bạn có thể tham khảo cách tạo VPS Vultr hay tạo VPS Linode nhận 20$ credit miễn phí.
Ngay sau khi tạo xong VPS bạn nhớ cập nhật VPS, tăng tính bảo mật cho kết nối SSH và thiết lập timezone cho chuẩn. Cách làm mình đã viết trong bài 7 việc cần làm sau khi thuê VPS.
Tiếp theo, bạn thực hiện theo hướng dẫn cài đặt VPSSIM.
Bước 2: Backup source code và database trên shared host cũ
Bạn truy cập vào cPanel của shared host. Mở File Manager. Đóng gọi lại source code website thành file zip.
Tiếp theo mở phpMyAdmin, export cơ sở dữ liệu ra file sql.
Bước 3: Import cơ sở dữ liệu và giải nén source code trên VPS
Trong bước này bạn có 2 việc cần làm. Move source code và cơ sở dữ liệu sang VPS mới.
Mình sẽ xử lý từng việc một. Chuyển source xong thì xử lý chuyển database. Sau này nếu bạn đã quen tay thì bạn có thể làm song song hoặc tác vụ nào trước thì tùy thích.
Đầu tiên bạn mở vpssim lên bằng việc gõ lệnh vpssim.
Chọn chức năng thứ nhất Add Website & Code
Tiếp theo bạn chọn chức năng thứ nhất 1) Add Website
Bạn add tên miền của bạn (nếu tên miền bạn sử dụng www thì nhớ gõ ra). VPSSIM sẽ hỏi bạn có muốn tạo database hay không. Bạn chọn không tạo vì chúng ta sẽ tạo database ở bước bên dưới.
Sau khi VPSSIM tạo website nó sẽ tạo một thư mục trống ở đường dẫn /home/your-domain-name/. Bây giờ bạn có thể kéo file zip chứa source code vào thư mục public_html. Ở đây mình dùng MobaXTerm nên có tính năng này.
Sau khi công đoạn upload file zip lên VPS xong bạn thoát VPSSIM, truy cập vào thư mục chứa file zip, rồi tiến hành giải nén.
Ví dụ đây hai câu lệnh mình dùng để truy cập thư mục upload file zip chứa source và câu lệnh giải nén. Nếu bạn gặp lỗi unzip command not found, thì tiện ích unzip chưa được cài đặt mặc định trên VPS, bạn cài đặt bằng câu lệnh quen thuộc yum install unzip.
cd /home/khongoaingu.com/public_html/
unzip khamphaso.zip
Đến đây bạn đã hoàn thành xong phần chuyển source code. Chỉ còn bước nhỏ đã cấp quyền truy cập file source bạn vừa move sang. Nếu bạn quên bước này khi cài đặt plugin nó sẽ yêu cầu bạn cung cấp username và mật khẩu tài khoản FTP.
Mở vpssim ra. Chọn chức năng có tên WordPress Blog Tools.
Sau đó chọn chức năng Fix Permission Error. Tiếp theo bạn chỉ cần chọn website bạn muốn fix lỗi này.
Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang nhiệm vụ import cơ sở dữ liệu sang VPS.
Ở giao diện chính của VPSSIM bạn chọn chức năng Database Manage. Chọn chức năng Create Database.
Tiếp theo bạn chỉ nhập vào tên database, user và mật khẩu cho khớp với thông tin trong file wp-config.php của website bạn đang move sang VPS.
Mở công cụ phpMyAdmin mà vpssim đã cài đặt trên VPS trong bước cài đặt VPSSIM. Thực hiện import file sql chứa cơ sở dữ liệu.
Bước 4: Trỏ domain và thực hiện cài đặt chứng chỉ Let's Encrypt.
Cho tới bước này website bạn vẫn đang có domain trỏ về shared host. Bạn cần trỏ domain về VPS.
Cá nhân mình dùng Cloudflare DNS nên mình chỉ cập nhật lại bản ghi A bằng cách đổi IP của shared host sang IP của VPS.
Nếu bạn đang dùng Cloudflare CDN bạn phải tắt đám mây màu vàng nếu muốn cài đặt chứng chỉ Let's Encrypt.
Về cài đặt chứng chỉ Let's Encrypt, bạn chỉ cần chọn chức năng Setup FreeSSL (Let's Encrypt) và làm theo hướng dẫn. Nhớ chọn chức năng Auto Renew Certificate để chứng chỉ được tự động gia hạn sau 90 ngày.
Thế là xong. Bạn đã biết cách chuyển website từ shared host sang VPS cài VPSSIM.
Thực tế chuyển từ shared host sang VPS không khó như mọi người nghĩ.
Nếu bạn làm tốt không lỗi gì thì người dùng của bạn sẽ không nhận ra bạn vừa chuyển host cho website.
The post Hướng dẫn từng bước chuyển từ shared host sang VPS cài VPSSIM appeared first on ThuThuatWP.
No comments:
Post a Comment